-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Huyết áp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu gây huyết áp
Thursday,
28/12/2023
Đăng bởi: Nichiei Asia
Bạn có biết huyết áp cao có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng không? Hãy cùng Nichiei Asia tìm hiểu huyết áp là gì, những nguyên nhân phổ biến và các dấu hiệu cảnh báo bạn cần biết để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.
Huyết áp là gì?
Huyết áp là một trong năm dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, dùng để đánh giá áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch. Động mạch có vai trò mang máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể. Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch nhằm vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng thiết yếu đến các bộ phận trong cơ thể, nuôi dưỡng tế bào. Áp lực mà máu tác động lên thành mạch sẽ giao động trong ngưỡng cho phép.
Huyết áp được xác định thông qua việc đo huyết áp, được tính bằng đơn vị mmHg, bao gồm hai chỉ số:
- Chỉ số trên được gọi là huyết áp tâm thu, đo áp lực đẩy máu trong động mạch khi tim co bóp.
- Chỉ số dưới được gọi là huyết áp tâm trương, đo áp lực của máu trong động mạch khi tim nghỉ giữa các nhịp đập.
Sau khi đo huyết áp của bạn, nhân viên y tế sẽ đọc “120 trên 80” hoặc viết “120/80 mmHg”, có nghĩa 120 là huyết áp tâm thu và 80 là huyết áp tâm trương.
Đối với người trưởng thành:
- Huyết áp tâm thu dao động từ 90 – 129mmHg.
- Huyết áp tâm trương nằm trong khoảng từ 60 – 84mmHg.
Thông thường, huyết áp vào thời điểm ban ngày sẽ cao hơn so với ban đêm và tụt xuống ở mức thấp nhất vào khoảng 1 – 3 giờ sáng. Khi mọi người vận động, căng thẳng thì huyết áp sẽ tăng lên và ngược lại, nếu bạn nghỉ ngơi, thư giãn và thoải mái thì huyết áp sẽ hạ xuống.
Cách nhận biết huyết áp cao hay thấp có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe của người có bệnh lý huyết áp.
Huyết áp cao là trường hợp chỉ số huyết áp cao hơn 140/90mmHG do chế độ ăn uống nhiều natri, béo phì, dư thừa hàm lượng cholesterol, thuốc lá, rượu bia… làm cho thành tĩnh mạch bị xơ vữa, máu lưu thông kém, tắc nghẽn. Huyết áp cao sẽ tạo nên áp lực lớn có thể làm tổn thương nghiêm trọng mạch máu và là nguy cơ dẫn đến đột quỵ cao nhất hiện nay. Do đó, cần phải chú ý theo dõi sức khỏe để ngăn ngừa các bệnh lý này.
Để phòng ngừa các bệnh lý cao huyết áp thì các bạn nên bổ sung thêm các loại trái cây chứa nhiều vitamin như lựu, cam, quýt, thơm... sẽ giúp điều hòa, kéo giảm áp lực lưu thông trong mạch máu.
Huyết áp cao là một trong những loại bệnh khá phổ biến ở Việt nam thường gặp phải ở các bệnh nhân lớn tuổi. Bệnh huyết áp cao thường chỉ xảy ra khi chỉ số huyết áp của bệnh nhân thuộc 1 trong 2 trường hợp sau hoặc rơi vào cả 2 trường hợp sau:
- Huyết áp tâm thu nằm trong khoảng từ 120 – 139mmHg.
- Huyết áp tâm trương ở mức từ 80 – 89mmHg.
- Huyết áp cao có khả năng dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, phình động mạch, suy giảm chức năng của các cơ quan nội tạng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh huyết áp cao:
- Tăng huyết áp là một loại bệnh mãn tính, phát triển trong âm thầm, thường không có triệu chứng hoặc biểu hiện rất mơ hồ như:
- Chóng mặt, đau đầu.
- Chảy máu cam.
- Thường xuyên cảm thấy khó thở, tim đập nhanh.
- Xuất huyết dưới kết mạc.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Tê hoặc ngứa râm ran ở tứ chi.
Huyết áp thấp ở một số người là do bẩm sinh không phải là bệnh và thường có chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm thu nhỏ hơn 60 mmHg, đo được trong trạng thái nghỉ ngơi. Trong một số trường hợp huyết áp thấp được xác định khi chỉ số huyết áp giảm hơn 20mmHg so với chỉ số huyết áp bình thường. Mặc dù không phải là bệnh lý, tuy nhiên huyết áp đột nhiên hạ thấp đến mức báo động gọi là tụt huyết áp sẽ gây tổn thương cho cơ thể nghiêm trọng không kém huyết áp cao.
Huyết áp thấp thường chỉ diễn ra khi chỉ số huyết áp của mọi người rơi vào 1 trong 2 trường hợp sau hoặc thuộc cả 2 trường hợp:
- Huyết áp tâm thu thấp hơn 90mmHg.
- Huyết áp tâm trương thấp hơn 60mmHg.
Tương tự huyết áp cao, huyết áp thấp cũng là một căn bệnh có biến chứng nặng nề dẫn đến tai biến mạch máu não, suy cơ tim, thiếu máu não, co giật, suy giảm trí nhớ…
Dấu hiệu nhận biết bệnh huyết áp thấp:
- Hoa mắt, chóng mặt
- Da tái lạnh, nhợt nhạt
- Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng
- Ngất.
- Nhịp tim nhanh, thở nhanh, nông
- Giảm sự tập trung
- Mờ mắt, nghe kém
- Mệt mỏi
- Cảm giác buồn nôn, lợm giọng.
Nguyên nhân gây bệnh huyết áp
Huyết áp tăng hay giảm sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên trong cơ thể và bên ngoài môi trường.
Những yếu tố bên trong cơ thể:
Tốc độ co bóp của tim: Khi tốc độ bơm máu của tim diễn ra nhanh và mạnh hơn bình thường thì huyết áp sẽ tăng lên cao và ngược lại.
Khối lượng máu giảm đi cũng sẽ làm cho huyết áp giảm theo, còn nếu khối lượng máu tăng cao thì huyết áp cũng sẽ tăng lên.
Sức cản của mạch máu: Trong trường hợp thành mạch máu bị xơ vữa, thu hẹp và kém đàn hồi thì sẽ dễ gây tắc nghẽn dẫn đến cao huyết áp.
Những yếu tố bên ngoài môi trường:
- Chế độ sinh hoạt
- Thực đơn ăn uống
- Cách kiểm soát huyết áp hiệu quả, nhanh chóng
Vậy làm thế nào để kiểm soát huyết áp một cách hiệu quả và nhanh chóng? Thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong phần nội dung sau đây:
- Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học
- Để xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, mọi người nên ưu tiên thực hiện đầy đủ các phương pháp như:
- Luôn ngủ sớm trước 23 giờ.
- Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất.
- Uống đủ nước.
- Suy nghĩ tích cực, vui vẻ và lạc quan.
- Không sử dụng chất kích thích.
- Không học tập, làm việc quá sức.
- Thường xuyên vận động thể thao
- Vận động thể thao, tập thể dục, bơi lội
- Kiểm tra chỉ số huyết áp đều đặn
Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này, các bạn đã có thể trả lời được thắc mắc: “Huyết áp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu gây huyết áp” Duy trì một lối sống lành mạnh, kiểm tra huyết áp định kỳ, và điều trị kịp thời các bệnh lý có liên quan.
Xem thêm: Bị cao huyết áp có nên uống nhiều nước?
Tin tức liên quan
Người bị mỡ máu có mức cholesterol cao, đặc biệt là cholesterol LDL (cholesterol "...
Đột quỵ nhẹ có nhiều thể khác nhau, trong đó phổ biến nhất là thiếu máu não thoáng...
Đột quỵ là vấn đề sức khỏe khẩn cấp, cần điều trị y tế kịp thời. Tuy nhiên, việc s...
Người bệnh sau cơn đột quỵ thường gặp phải các di chứng, ảnh hưởng lớn đến cuộc số...
Rượu tỏi đen là loại thực phẩm được mệnh danh là thần dược, bởi những tác dụng thầ...
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị cắt, giảm đột ...
Đột quỵ ở người già là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đột quỵ có thể gây ra nhi...
Theo thống kê của Hội Đột quỵ Thế giới, năm 2022 có đến hơn 16% người bị đột quỵ t...
Nattokinase là enzym được chiết xuất từ Natto (là loại đậu tương một món ăn có tro...