5 cách giảm mỡ máu không dùng thuốc bạn nên biết

5 cách giảm mỡ máu không dùng thuốc bạn nên biết
Monday,
08/01/2024
Đăng bởi: Nichiei Asia

Mỡ máu hay còn được gọi là lipid máu, gồm nhiều thành phần khác nhau nhưng thành phần quan trọng nhất là cholesterol. Cholesterol là thành phần quan trọng nhằm giúp não bộ vận hành chức năng, dự trữ vitamin và sản xuất hormone cho cơ thể.

Mỡ máu cao có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, việc kiểm soát mỡ máu hay giảm mỡ máu là điều quan trọng nhằm giúp bạn hạn chế nhiều rủi ro xảy ra. Tuy nhiên sử dụng thuốc tây lâu dài sẽ tiềm ẩn những nguy hại khó lường trước do đó hiện nay nhiều người đã lựa chọn. Vậy làm cách nào để giảm mỡ máu không dùng thuốc? Cùng Nichiei Asia tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Mỡ máu cao có hại cho sức khỏe như thế nào?

Bệnh máu nhiễm mỡ dẫn đến nhiều tác hại tiêu cực, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, nếu không chữa trị đúng cách, căn bệnh này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa cả tính mạng. Nguyên nhân chính gây ra bệnh mỡ máu là do thói quen ăn uống cũng như duy trì một lối sống không lành mạnh.

Một số tác hại của bệnh mỡ máu lên cơ thể đó là:

- Ảnh hưởng đến tim mạch, gây ra bệnh xơ vữa động mạch khiến lượng máu cung cấp cho tim giảm.

- Gây đột quỵ não.

- Ảnh hưởng đến huyết áp.

- Gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.

- Giảm chức năng sinh lý.

Trước đây, bệnh mỡ máu chỉ thường xuyên gặp ở người cao tuổi nhưng căn bệnh này hiện nay đã có xu hướng trẻ hóa. Vì thế việc phòng ngừa bệnh mỡ máu để hạn chế nguy cơ mắc bệnh trong tương lai rất quan trọng.

5 Cách giảm mỡ máu không dùng thuốc hiệu quả

Những thay đổi nhỏ nhất sẽ dần mang đến những hiệu quả cho bạn trong quá trình kiểm soát mỡ máu. Để bảo vệ sức khỏe, tránh những rủi ro do mỡ máu cao gây ra, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau.

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Để cải thiện sức khỏe, hạ mỡ máu, bạn có thể bắt đầu từ những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống như sau:

Hạn chế chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt đỏ và những sản phẩm từ sữa. Nếu dùng nhiều các thực phẩm này, cholesterol trong máu tăng dẫn đến mỡ máu cao.

Loại bỏ chất béo chuyển hóa ra khỏi thực đơn: Thông thường, chất béo chuyển hóa có thể được gọi là dầu thực vật hydro hóa một phần, được ghi rõ trên nhãn mác thực phẩm. Loại chất này có nhiều trong bơ thực vật và bánh quy.

Tăng cường thực phẩm giàu axit béo omega-3: Dù axit béo omega-3 không tác động đến nồng độ cholesterol xấu nhưng chúng tốt cho tim mạch và ổn định huyết áp. Bạn có thể bổ sung dưỡng chất này qua các loại hạt hay cá hồi, cá trích,…

Bổ sung thêm chất xơ hòa tan: Các chất xơ hòa tan trong bột yến mạch, táo, lê làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu.

Bổ sung thêm whey protein: Nếu được, bạn nên bổ sung thêm whey protein trong các sản phẩm sữa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là một dưỡng chất làm giảm cholesterol xấu và ổn định huyết áp.

  • Tập thể dục thường xuyên và tăng cường hoạt động thể chất

Hoạt động thể dục được xem là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chỉ số cholesterol trong máu. Thực hiện các hoạt động vận động có cường độ vừa phải có khả năng thúc đẩy sự gia tăng của cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), thường được gọi là cholesterol tốt.

Theo các chuyên gia y tế, nên luyện tập ít nhất 30 phút mỗi lần và tập ít nhất 5 lần mỗi tuần. Hoặc bạn có thể thực hiện các buổi tập aerobic kéo dài khoảng 20 phút mỗi lần và tập ba lần mỗi tuần.

Ngoài ra, tăng cường hoạt động thể chất, thậm chí chỉ trong vài phút mỗi ngày, có thể giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng. Điều này giúp bạn kiểm soát mỡ máu đồng thời tăng cường sức khỏe của bản thân.

  • Cai thuốc lá

Nếu bạn đang hút thuốc lá, việc ngừng thuốc lá có thể đem lại cải thiện đáng kể cho chỉ số cholesterol HDL của bạn. Hành động này sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe quan trọng giúp kiểm soát mỡ máu:

– Trong vòng 20 phút sau khi bạn ngừng hút thuốc, huyết áp và nhịp tim của bạn sẽ bắt đầu hồi phục sau khi đã tăng lên do hút thuốc lá.

– Trong vòng 3 tháng sau khi bạn ngừng hút thuốc, tuần hoàn máu và chức năng phổi của bạn sẽ bắt đầu được cải thiện.

– Sau một năm ngừng hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn sẽ giảm đi một nửa so với khi bạn tiếp tục hút thuốc.

  • Giảm cân

Nếu cân nặng bạn không phù hợp, dù chỉ tăng vài pound cũng có thể làm tăng cholesterol. Vì vậy, những thay đổi dù nhỏ nhất cũng có thể giúp giảm mỡ máu và đem lại những lợi ích mà bạn không ngờ tới.

Hãy uống nước lọc thay vì các đồ uống có đường. Nếu bạn muốn ăn nhẹ, bạn có thể ăn bỏng ngô, bánh mì nhưng đừng quên theo dõi tổng lượng calo mà bạn đã nạp. Nếu thèm ngọt, hãy dùng kẹo ít béo.

Bên cạnh chế độ ăn uống, hãy cố gắng tạo nhiều hoạt động hơn như đi thang bộ thay vì thang máy, đi dạo, làm vườn sau khi ngày làm việc thay vì nằm ngay.

 

  • Uống rượu điều độ

Sử dụng rượu điều độ liên quan đến việc tăng chỉ số cholesterol HDL, tuy nhiên lợi ích này không đủ lớn để khuyến khích mọi người tiêu thụ rượu.

Hãy sử dụng rượu có mức độ. Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, hướng dẫn là uống tối đa một ly rượu mỗi ngày đối với phụ nữ ở mọi độ tuổi và nam giới trên 65 tuổi. Đối với nam giới dưới 65 tuổi, tối đa là 2 ly rượu mỗi ngày.

Việc tiêu thụ quá nhiều rượu có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cao huyết áp, suy tim và đột quỵ. Do đó nên hạn chế việc tiêu thụ rượu.

Bằng cách áp dụng những thay đổi lối sống này, bạn có thể giảm mỡ máu một cách tự nhiên và bảo vệ sức khỏe của mình. Hãy nhớ rằng, trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống hoặc lối sống, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Mỡ máu là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên khi mỡ máu cao sẽ gây ra bệnh máu nhiễm mỡ với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy việc kiểm soát mỡ máu là rất quan trọng để luôn có một sức khỏe tốt nhất.

 

Tin tức liên quan

8 cách giảm mỡ máu tại nhà
10/07/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Người bị mỡ máu có mức cholesterol cao, đặc biệt là cholesterol LDL (cholesterol "...

Một số biểu hiện của đột quỵ nhẹ đừng bỏ qua
08/07/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ nhẹ có nhiều thể khác nhau, trong đó phổ biến nhất là thiếu máu não thoáng...

Huyết áp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu gây huyết áp
05/06/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Bạn có biết huyết áp cao có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng không? Hãy cù...

Có nên uống thuốc chống đột quỵ?
24/04/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ là vấn đề sức khỏe khẩn cấp, cần điều trị y tế kịp thời. Tuy nhiên, việc s...

Hướng dẫn chăm sóc người đột quỵ
01/03/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Người bệnh sau cơn đột quỵ thường gặp phải các di chứng, ảnh hưởng lớn đến cuộc số...

Rượu tỏi đen có tác dụng gì?
01/03/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Rượu tỏi đen là loại thực phẩm được mệnh danh là thần dược, bởi những tác dụng thầ...

NATTOKINASE PREMIUM - Thực phẩm chức năng ngăn ngừa đột quỵ
27/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị cắt, giảm đột ...

Nguyên nhân đột quỵ ở người già
27/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ ở người già là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đột quỵ có thể gây ra nhi...

Đột quỵ ở người trẻ đang dần gia tăng
27/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Theo thống kê của Hội Đột quỵ Thế giới, năm 2022 có đến hơn 16% người bị đột quỵ t...

Enzyme nattokinase là gì?
22/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Nattokinase là enzym được chiết xuất từ Natto (là loại đậu tương một món ăn có tro...

hotline 094.394.0989 hotline 1900299988
popup

Số lượng:

Tổng tiền: