-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bài tập vật lý trị liệu tai biến mạch máu não
Friday,
22/12/2023
Đăng bởi: Nichiei Asia
Tai biến mạch máu não để lại nhiều di chứng nặng nề, khó hồi phục cho người bệnh như liệt nửa người, rối loạn sử dụng ngôn ngữ và thị giác, rối loạn cảm xúc. Việc áp dụng các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh phục hồi chức năng cơ bản để sinh hoạt, làm việc. Bài viết dưới đây Nichiei Asia sẽ giới thiệu một số bài tập vật lý trị liệu sau tai biến.
Xem thêm bài viết Cách sơ cứu người bị tai biến mạch máu não
Vật lý trị liệu – Giải pháp giúp phục hồi sau đột quỵ
Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu sau tai biến
Với từng giai đoạn sau tai biến cụ thể, người bệnh cần tập những bài tập vật lý trị liệu phù hợp tương ứng:
1. Giai đoạn cấp (sau 24 giờ)
Ở giai đoạn này, bệnh nhân được hướng dẫn các tư thế nằm, ngồi và sinh hoạt phù hợp để tránh gây tổn thương thêm.
2. Giai đoạn đầu (48-72 giờ)
Đến giai đoạn thứ 2 sau khi đột quỵ, bệnh nhân được điều trị vật lý trị liệu thụ động – liệu pháp không yêu cầu tăng cường vận động mà điều trị dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị hiện đại như:
- Sóng xung kích shockwave: Đây là thiết bị đa năng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực vật lý trị liệu với công dụng đẩy nhanh tiến độ hồi phục, cũng như chữa các cơn đau cấp và mãn tính mà không cần phẫu thuật hay sử dụng thuốc giảm đau.
- Chiếu tia laser: Phương pháp này sử dụng tia laser có bước sóng rộng và cường độ mạnh nhất, có thể thâm nhập sâu và rộng vào khu vực mô tổn thương sâu bên trong, kích thích quá trình tái tạo các mô sinh học bằng ánh sáng giúp chữa lành tận gốc các cơn đau. Nhờ đó giúp bệnh nhân tai biến nhanh chóng hồi phục, không gây đau đớn khi điều trị.
Dù vậy, để sử dụng những thiết bị này hiệu quả và an toàn cho người bị đột quỵ, tránh các rủi ro tiềm ẩn, cần thiết có sự hỗ trợ của bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực vật lý trị liệu.
3. Giai đoạn sau (qua 72 giờ)
Tập vật lý trị liệu chủ động, đòi hỏi người bệnh vận động khá nhiều, chủ yếu hướng đến các động tác kéo giãn và tăng sức mạnh cơ, hỗ trợ phục hồi tổn thương. Sau đây là các bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến phù hợp cho giai đoạn sau đột quỵ:
- Bài tập 1: Bài tập phục hồi vận động cánh tay
Nhẹ nhàng di chuyển cánh tay, kéo căng cơ bắp tùy theo sức chịu đựng của người bệnh. Giữ tư thế này tối thiểu trong 60 giây.
Giữ một quyển sách trên tay, sau đó thêm một đồ vật khác lên, từ từ tăng sức đỡ của cánh tay.
Dùng ngón tay mở đóng ngăn tủ hoặc cánh tủ liên tục.
-
· Bài tập 2: Tập dồn trọng lượng lên chân liệt
Hướng dẫn bệnh nhân đứng trong hai thanh song song, sau đó vịn nhẹ tay lên hai bên khiến trọng lượng cơ thể dồn vào hai chân. Tiếp đến, yêu cầu bệnh nhân dồn trọng lượng sang bên chân liệt, đặt chân còn lại lên phía trước khoảng 15-20cm.
Khi khả năng vận động và giữ thăng bằng của bệnh nhân đã được cải thiện, có thể yêu cầu người bệnh thực hiện lại tư thế trên nhưng khoảng cách hai bước chân kéo dài thêm từ 30-30cm.
-
Bài tập 3: Tập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên liệt
Hướng dẫn bệnh nhân vịn nhẹ tay vào một vật bên cạnh, kết hợp để chân khỏe đặt trước chân liệt với khoảng cách 15-20cm. Sau đó yêu cầu bệnh nhân chuyển trọng lượng ra trước, dồn trọng lượng lên chân khỏe.
Tiếp tục yêu cầu bệnh nhân tập gập và duỗi khớp háng và khớp gối của chân bị liệt. Cùng lúc, hướng dẫn bệnh nhân nâng gót chân bị liệt lên khỏi mặt đất.
-
Bài tập 4: Các bài tập cho ngón tay
Người bệnh luyện những bài tập đơn giản với các vật dụng như quả bóng và miếng nhựa dẻo như:
Nắm bóng: Giữ bóng thật chặt trong lòng bàn tay, thực hiện bóp và giữ bóng, sau đó thư giãn. Lặp lại động tác khoảng 10 lần cho 2 tay.
Lăn bóng: Đặt bóng trong lòng bàn tay, sau đó đưa ngón tay cái về phía gốc ngón tay út. Thực hiện động tác khoảng 10 lần cho 2 tay.
Luyện tập ngón tay cái: Để miếng nhựa dẻo vào lòng bàn tay, sau đó dùng ngón tay cái đẩy nó qua lại về phía ngón út. Lặp lại động tác này 10 lần cho 2 tay.
Tập các khớp ngón tay: Đặt nhựa dẻo vào lòng bàn tay, tiếp theo nắm tay thật chặt. Tập động tác này khoảng 10 lần cho 2 tay.
Tập vật lý trị liệu phục hồi vận động tay
Tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến với quả bóng giúp phục hồi khả năng vận động của tay.
-
Bài tập 5: Tập vật lý trị liệu bằng phương pháp đạp xe đạp
Cho bệnh nhân ngồi lên yên xe, để hai tay cầm tay nắm ghi đông của xe. Nếu bệnh nhân bị liệt tay thì cần cố định phần tay vào ghi đông bằng băng dán.
Hướng dẫn người bệnh luyện tập động tác đạp xe khoảng 15-30 phút tùy vào khả năng vận động.
Trong thời gian tập, để bệnh nhân nghỉ ngơi 1-2 lần, mỗi lần khoảng 2-3 phút.
Ngoài các cách tập vật lý trị liệu cho người tai biến trên, bạn cũng có thể hướng dẫn người bệnh các bài tập khác như tập đứng thăng bằng trên hai chân, tập di chuyển từ giường sang ghế, xe lăn và ngược lại, tập đứng dậy từ tư thế ngồi,…
Vì sao cần tập vật lý trị liệu sau tai biến?
Tập vật lý trị liệu sau tai biến mạch máu não giúp bệnh nhân tăng cường lưu thông máu, phục hồi chức năng vận động và cải thiện lực cơ. Ngoài ra, giải pháp này còn khôi phục khả năng ngôn ngữ, giữ thăng bằng, di chuyển và hỗ trợ bệnh nhân tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Đặc biệt, cần chăm sóc đúng cách cho người bị liệt nửa người do đột quỵ để hạn chế các biến chứng xảy ra như viêm phổi, viêm loét da do nằm lâu, trầm cảm,...
Thời gian phục hồi tốt nhất cho bệnh nhân sau đột quỵ?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian hồi phục tốt nhất là từ 1 – 6 tháng. Vì sau khi xảy ra đột quỵ các tế bào não bị tổn thương, sau đó có hiện tượng là não tự cấu trúc lại và những tế bào thần kinh chưa được sử dụng, đang ở trạng thái chờ sẽ được kích hoạt. Do đó, tập luyện trong 6 tháng đầu tiên là tốt nhất để kích hoạt được điều này, bù trừ cho những vùng não bị tổn thương.
Việc thực hiện các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến tùy thuộc vào thời gian phục hồi của người bệnh tai biến mạch máu não phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mức độ bị liệt, sức khỏe của người bệnh ” với những người trẻ tuổi thì thời gian hồi phục nhanh hơn so với những người lớn tuổi “.
Các bài tập phục hồi chức năng tai biến nhằm giúp duy trì lực của cơ, giúp cơ không bị cứng và lưu thông máu tốt hơn. Nên ưu tiên vận động bên chân, tay bị liệt nhiều hơn, còn với nửa người không bị liệt thì cũng cần vận động để duy trì lực cơ.
Bên cạnh việc thực hiện các bài tập thì người thân trong gia đình nên biết cách chăm sóc đúng người bệnh tai biến mạch máu não như việc vệ sinh cơ thể người bệnh, chế độ và thực đơn ăn giúp bệnh nhân tai biến mạch máu não hồi phục tốt hơn.
Nichiei Asia giới thiệu 2 loại TPCN: NATTOKINASE PREMIUM 10.000FU/g 300 viên và NANO NATTOKINASE PREMIUM 60.000FU/g 120 viên có thể ngăn ngừa đột quỵ tái phát, hỗ trợ tuần hoàn máu tốt, ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông, giúp duy trì sức khoẻ tốt và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trên đây là những thông tin cần biết về các bài tập để phòng tránh tai biến mạch não. Việc điều trị tai biến mạch máu não kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh, mà còn hạn chế được các biến chứng nguy hiểm để lại sau tai biến. Cùng NICHIEI ASIA chủ động phòng ngừa ngay từ bây giờ nhé!
Không chỉ người già, mà những người trẻ cũng đang có nguy cơ bị tai biến mạch máu não. Hãy tham khảo
Cách sơ cứu người bị tai biến mạch máu não
Tin tức liên quan
Người bị mỡ máu có mức cholesterol cao, đặc biệt là cholesterol LDL (cholesterol "...
Đột quỵ nhẹ có nhiều thể khác nhau, trong đó phổ biến nhất là thiếu máu não thoáng...
Bạn có biết huyết áp cao có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng không? Hãy cù...
Đột quỵ là vấn đề sức khỏe khẩn cấp, cần điều trị y tế kịp thời. Tuy nhiên, việc s...
Người bệnh sau cơn đột quỵ thường gặp phải các di chứng, ảnh hưởng lớn đến cuộc số...
Rượu tỏi đen là loại thực phẩm được mệnh danh là thần dược, bởi những tác dụng thầ...
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị cắt, giảm đột ...
Đột quỵ ở người già là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đột quỵ có thể gây ra nhi...
Theo thống kê của Hội Đột quỵ Thế giới, năm 2022 có đến hơn 16% người bị đột quỵ t...
Nattokinase là enzym được chiết xuất từ Natto (là loại đậu tương một món ăn có tro...