Bệnh cao huyết áp có nguy hiểm không?

Bệnh cao huyết áp có nguy hiểm không?
Monday,
08/01/2024
Đăng bởi: Nichiei Asia

Huyết áp cao là một trong những căn bệnh chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao. Tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng rối loạn phức tạp và nguy hiểm đến tính mạng con người. Vậy “Cao huyết áp cao nguy hiểm như thế nào?” Cùng Nichiei Asia tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Huyết áp tăng cao là như thế nào?

Cao huyết áp hay tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch tăng cao. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu >140mmHg hoặc huyết áp tâm trương >90mmHg, hoặc cả hai. Trong khi đó, một người có huyết áp bình thường chỉ số huyết áp sẽ dưới 120/80 mmHg.

Thông tin thêm cho bạn đọc, chỉ số huyết áp được viết dưới dạng hai con số:

  • Số đầu tiên (huyết áp tâm thu) biểu thị áp suất trong mạch máu khi tim co bóp hoặc đập.
  • Số thứ hai (huyết áp tâm trương) biểu thị áp suất trong mạch khi tim nghỉ giữa các nhịp đập.
  • Cao huyết áp làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim , suy tim, về lâu dài huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến thị lực của bạn.

Xem thêm bài viết Những dấu hiệu tai biến mạch máu não từ nhẹ tới nặng để từ đó bạn hình dung ra được mức độ của chúng.

Cao huyết áp có nguy hiểm không?

Câu trả lời là: Rất nguy hiểm. Cao huyết áp được gọi là kẻ giết người thầm lặng do các triệu chứng âm thầm tuy nhiên tăng huyết áp có thể là nguyên nhân gây ra các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Tăng huyết áp có thể để lại những di chứng rất nặng nề, có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh.

Người bị cao huyết áp có thể để lại 5 biến chứng nghiêm trọng

Thực sự, căn bệnh này nếu không được theo dõi và kiểm soát tốt, chúng có thể chuyển biến phức tạp, âm thầm hủy hoại sức khỏe của bạn. Bệnh cao huyết áp rất nguy hiểm ảnh hưởng tới chức năng của một số cơ quan như: tim mạch, thận hoặc mắt.

1. Suy tim

Một trong những biến chứng nghiêm trọng mà bệnh nhân có nguy cơ gặp phải đó là suy tim. Khi thành động mạch chịu nhiều áp lực, tim phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Điều này khiến chức năng của chúng dần suy giảm, hoạt động bơm máu diễn ra yếu hơn. Sau một thời gian, người bệnh phải đối mặt với tình trạng suy tim, họ luôn có cảm giác khó thở, chân tay bị sưng phù.

2. Động mạch vành bị tổn thương

Như đã phân tích ở trên, khi mắc bệnh cao huyết áp động mạch vành rất dễ bị tổn thương dưới những áp lực lớn. Trong đó, hai căn bệnh thường đe dọa sức khỏe của bạn đó là bệnh mạch vành hoặc động mạch ngoại biên. Chúng là tác nhân gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, xơ cứng mạch máu.

3. Đột quỵ

Đột quỵ là biến chứng cực kỳ nghiêm trọng rất nhiều bệnh nhân đang phải đối mặt. Nguyên nhân chính gây hiện tượng này đó là do bệnh nhân bị xuất huyết hoặc nhồi máu não.

Dù xuất phát từ lý do nào đi chăng nữa, bạn cũng cần được điều trị đúng cách. Bởi vì đột quỵ là tác nhân hàng đầu khiến người mắc bệnh cao huyết áp tử vong. Khi cơn đột quỵ xảy ra, não bộ của người bệnh không được cung cấp oxy, máu để duy trì hoạt động bình thường. Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng bạn cần lưu tâm.

4. Rắc rối với bộ nhớ hoặc sự hiểu biết

Huyết áp cao không được kiểm soát cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi của bạn. Rắc rối với trí nhớ hoặc hiểu các khái niệm là phổ biến hơn ở những người bị huyết áp cao.

5. Sa sút trí tuệ

 Các động mạch bị thu hẹp hoặc bị chặn có thể hạn chế lưu lượng máu đến não, dẫn đến một loại chứng mất trí nhớ (chứng mất trí nhớ mạch máu). Đột quỵ làm gián đoạn lưu lượng máu đến não cũng có thể gây ra chứng mất trí nhớ mạch máu.

3 biện pháp giúp cân bằng huyết áp

Có thể thấy, chỉ số huyết áp bình thường có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe. Do đó, nếu đang có các bệnh về huyết áp, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để giúp huyết áp ổn định hơn.

1. Có chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống ảnh hưởng khá nhiều đến huyết áp. Những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ có thể làm gia tăng tình trạng huyết áp cao. Do đó, chúng ta cần xây dựng một chế độ ăn lành mạnh gồm thực phẩm tươi, giàu vitamin, tăng cường hoa quả, chất xơ. Mặt khác nên hạn chế rượu bia và các chất kích thích khác.

2. Tăng cường hoạt động thể chất

Tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu và cải thiện sức khỏe tổng thể. Chúng ta nên chọn những bài tập phù hợp với thể trạng, lứa tuổi và duy trì đều đặn hàng ngày. 15-20 phút chạy bộ với máy chạy bộ hay đạp xe đạp tập tại nhà đều rất có ích.

3. Cân bằng tâm lý, có thói quen nghỉ ngơi hợp lý

Tình trạng căng thẳng tâm lý cũng dễ khiến chỉ số huyết áp bị ảnh hưởng. Vì thế, mọi người cần học cách thư giãn và nghỉ ngơi đầy đủ.

Qua bài viết này, Nichiei Asia hy vọng, bạn có thể nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh cao huyết áp đến mức nào. Từ những thông tin đó, có thể giúp bạn nhận ra tình trạng của mình và chủ động thực hiện các biện pháp để kiểm soát huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch và nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Tin tức liên quan

8 cách giảm mỡ máu tại nhà
10/07/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Người bị mỡ máu có mức cholesterol cao, đặc biệt là cholesterol LDL (cholesterol "...

Một số biểu hiện của đột quỵ nhẹ đừng bỏ qua
08/07/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ nhẹ có nhiều thể khác nhau, trong đó phổ biến nhất là thiếu máu não thoáng...

Huyết áp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu gây huyết áp
05/06/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Bạn có biết huyết áp cao có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng không? Hãy cù...

Có nên uống thuốc chống đột quỵ?
24/04/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ là vấn đề sức khỏe khẩn cấp, cần điều trị y tế kịp thời. Tuy nhiên, việc s...

Hướng dẫn chăm sóc người đột quỵ
01/03/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Người bệnh sau cơn đột quỵ thường gặp phải các di chứng, ảnh hưởng lớn đến cuộc số...

Rượu tỏi đen có tác dụng gì?
01/03/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Rượu tỏi đen là loại thực phẩm được mệnh danh là thần dược, bởi những tác dụng thầ...

NATTOKINASE PREMIUM - Thực phẩm chức năng ngăn ngừa đột quỵ
27/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị cắt, giảm đột ...

Nguyên nhân đột quỵ ở người già
27/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ ở người già là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đột quỵ có thể gây ra nhi...

Đột quỵ ở người trẻ đang dần gia tăng
27/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Theo thống kê của Hội Đột quỵ Thế giới, năm 2022 có đến hơn 16% người bị đột quỵ t...

Enzyme nattokinase là gì?
22/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Nattokinase là enzym được chiết xuất từ Natto (là loại đậu tương một món ăn có tro...

hotline 094.394.0989 hotline 1900299988
popup

Số lượng:

Tổng tiền: