-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Người bị bệnh cao huyết áp có thể mang thai?
Friday,
29/12/2023
Đăng bởi: Nichiei Asia
Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh cao huyết áp có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng, đây là tín hiệu đáng báo động. Chúng được coi là một trong những bệnh tim mạch tương đối nghiêm trọng, người bệnh tuyệt đối không thể chủ quan, bỏ qua việc điều trị.
Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tăng cao trên mức bình thường của cơ thể. Mỗi độ tuổi có mức quy định huyết áp bình thường khác nhau. Ở người trưởng thành kể cả phụ nữ mang thai thì huyết áp cao khi trị số huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.
Phụ nữ bị tăng huyết áp cần cân nhắc trước khi có thai?
Những người có ý định mang thai cần nắm rõ tình trạng huyết áp của mình để có sự chuẩn bị tốt nhất khi mang thai.
Khi mang thai, thai phụ sẽ có các thay đổi sinh lý về tim mạch như nhịp tim tăng nhanh, tăng lượng máu đi qua nhiều hơn như vú, tử cung, nhau thai... nên phụ nữ mang thai phải được theo dõi huyết áp thường xuyên, đặc biệt là khi thai từ 20 tuần tuổi, nếu không có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
Đối với thai phụ, khi bị tăng huyết áp kèm với bệnh tim sẽ dẫn đến suy tim, cản trở chức năng cầm máu, chức năng của thận cũng bị suy giảm dẫn đến hiện tượng chảy máu não, gan, tạng bị tổn thương, tiểu cầu cạn kiệt, máu không đông làm ảnh hưởng lớn nhất đến hệ tim mạch dẫn đến hiện tượng tiền sản giật và tăng nguy cơ tử vong.
Người bị cao huyết áp có nên uống nhân sâm? là câu hỏi nhiều người cũng thắc mắc. Hãy click vào bài viết để hiểu sâu hơn vấn đề này nhé.
Tỉ lệ phụ nữ khi mang thai bị huyết áp cao đều có nguy cơ tiền sản giật chiếm 25%, 5-8% các trường hợp sản giật tử vong. Huyết áp cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ sau sinh, khả năng hồi phục sau sinh chậm, dễ gặp tình trạng cao huyết áp ở những lần mang thai tiếp theo, có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan như tim mạch, thận…
Đối với thai nhi, người mẹ bị tăng huyết áp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, thai có thể bị chết lưu trong tử cung, bị ngạt thở hoặc chết do thiếu máu cục bộ hoặc sinh thiếu tháng.
Khi thai phụ có các dấu hiệu như cảm giác căng thẳng, khó chịu, nhức đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, mắt nhìn mờ thì bệnh đã nặng. Khi xuất hiện các triệu chứng trên thì phải nghĩ ngay đến cao huyết áp do nhiễm độc thai nghén.
Bệnh này thường xảy ra sau tuần mang thai thứ 24. Phụ nữ mang thai cần đi khám thai định kỳ và đo huyết áp mỗi lần khám thai. Nếu phát hiện bị tăng huyết áp trước khi mang thai thì phải điều trị ổn định tùy theo nguyên nhân gây nên bệnh tăng huyết áp, tuân thủ chế độ ăn uống vận động, luyện tập đều đặn hàng ngày.
Những người có ý định mang thai cần theo dõi huyết áp sớm, thường xuyên nhằm nắm rõ tình trạng huyết áp của mình để có sự chuẩn bị tốt nhất khi mang thai.
Người bị bệnh cao huyết áp có thể mang thai?
Nếu tình trạng cao huyết áp của bạn đã được điều trị ổn định thì bạn cũng có thể có khả năng mang thai.
Tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai là tình trạng báo động một thai kỳ nguy cơ. Việc quan trọng cần làm là theo dõi sát huyết áp trước và trong khi mang thai. Nếu có tình trạng tăng huyết áp xảy xa thì phải được can thiệp tốt nhất của bác sĩ chuyên khoa để có sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con.
Vì vậy, để phòng ngừa cao huyết áp thai kỳ, phụ nữ mang thai cần thực hiện:
- Chế độ ăn uống lành lạnh, ăn nhiều hoa quả, rau xanh,… để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
- Tránh mang thai, sinh nở khi tuổi đã cao.
- Phụ nữ thừa cân cần có kế hoạch giảm cân trước khi mang thai.
- Tập thể dục thể thao điều độ trước và trong thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cần khám thai định kỳ theo lịch hẹn và đo huyết áp trong mỗi lần khám thai. Trong trường hợp phát hiện bị cao huyết áp trước khi mang thai phải tiến hành điều trị để mức huyết áp ổn định trở lại.
Qua đó, những người có ý định mang thai cần theo dõi huyết áp sớm, thường xuyên nhằm nắm rõ tình trạng huyết áp của mình để có sự chuẩn bị tốt nhất khi mang thai. Nichiei Asia chúc mọi người luôn mạnh khoẻ.
Tin tức liên quan
Người bị mỡ máu có mức cholesterol cao, đặc biệt là cholesterol LDL (cholesterol "...
Đột quỵ nhẹ có nhiều thể khác nhau, trong đó phổ biến nhất là thiếu máu não thoáng...
Bạn có biết huyết áp cao có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng không? Hãy cù...
Đột quỵ là vấn đề sức khỏe khẩn cấp, cần điều trị y tế kịp thời. Tuy nhiên, việc s...
Người bệnh sau cơn đột quỵ thường gặp phải các di chứng, ảnh hưởng lớn đến cuộc số...
Rượu tỏi đen là loại thực phẩm được mệnh danh là thần dược, bởi những tác dụng thầ...
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị cắt, giảm đột ...
Đột quỵ ở người già là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đột quỵ có thể gây ra nhi...
Theo thống kê của Hội Đột quỵ Thế giới, năm 2022 có đến hơn 16% người bị đột quỵ t...
Nattokinase là enzym được chiết xuất từ Natto (là loại đậu tương một món ăn có tro...