-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
NGƯỜI BỊ MỠ MÁU CAO ĂN TÔM ĐƯỢC KHÔNG?
Thursday,
25/01/2024
Đăng bởi: Nichiei Asia
Tôm là một loại hải sản phổ biến được nhiều người ưa thích. Đây là một nguồn protein gần như không chứa chất béo. Mặc dù lượng calo trong tôm thấp, nhưng lượng chất dinh dưỡng quan trọng trong nó lại cao. Những chất dinh dưỡng này bao gồm vitamin B12 giúp hình thành tế bào máu đỏ và duy trì chức năng hệ thống thần kinh, cùng với selen, một khoáng chất giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Vậy người mỡ máu cao có ăn được tôm không?
1. Dinh dưỡng và lợi ích của tôm đối với sức khỏe
Nghiên cứu cho thấy, tôm là hải sản có lượng calo thấp nhưng giàu dưỡng chất tốt cho cơ thể. Trong 100g tôm nấu chín có hàm lượng dinh dưỡng gồm:
- 99 calo
- 0,3 gam chất béo
- 0,2 gam Carbs
- 189 mg Cholesterol
- 111mg Natri
- 24g Chất đạm
Bên cạnh đó, tôm còn cung cấp hơn 20 loại vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như: iot, vitamin B12, acid béo omega 3, omega 6, canxi, sắt, kẽm…
Với nguồn dinh dưỡng trên tôm mang lại những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe không phải ai cũng biết, bao gồm:
- Hỗ trợ quá trình giảm cân, giảm mỡ thừa
Tôm có năng lượng thấp chứa nhiều protein và vitamin D có lợi cho quá trình giảm cân. Trong thành phần của tôm còn chứa một lượng kẽm là khoáng chất có khả năng làm tăng leptin. Đây là một loại hormone quan trọng có công dụng trong điều chỉnh sự thèm ăn hàm lượng chất béo và việc sử dụng năng lượng của cơ thể.
Bạn có thể chế biến nhiều món ăn với tôm trong thực đơn giảm cân được chế biến như tôm luộc tôm hấp.
- Giàu vitamin
Hơn nữa, tôm là nguồn cung cấp tuyệt vời nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần để hoạt động hiệu quả. Nó là nguồn cung cấp vitamin B12 hàng đầu, rất cần thiết cho việc bảo tồn các tế bào hồng cầu và tế bào thần kinh khỏe mạnh. Ngoài ra tôm cũng chứa nhiều vitamin D, cần thiết cho xương chắc khỏe và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các khoáng chất như selen, phốt pho, và kẽm, đều là những yếu tố cần thiết để duy trì sức khỏe của xương, răng và cơ bắp chúng đều có mặt đầy đủ trong tôm.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Trong khi đó, tôm là một trong số ít thực phẩm chứa astaxanthin, một loại sắc tố caroten giúp tôm có màu đỏ hồng đặc trưng khi nấu chín. Đây là một chất oxy hóa có công dụng ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do tác dụng nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm cho cơ thể, hỗ trợ khả năng chống lại bệnh mãn tính như bệnh thoái hóa thần kinh, ung thư và tiểu đường. Tuy nhiên, nó cũng đặc biệt hiệu quả chống lại bệnh tim, giúp làm tăng nồng độ HDL cholesterol, đồng thời mang lại lợi ích chống xơ vữa động mạch. Mặc dù astaxanthin tập trung nhiều nhất trong vỏ tôm, nhưng bạn vẫn sẽ nhận được một lượng kha khá khi thưởng thức thịt của loài động vật có vỏ ngon lành này. Tuy nhiên, nếu bạn làm nước luộc tôm bằng cách xào vỏ tôm trong dầu (astaxanthin tan trong chất béo) trước khi thêm nước vào công thức nấu ăn của mình, bạn sẽ được tăng cường thêm chất chống oxy hóa này.
- Tăng cường chức năng não
Tôm chứa Choline, một chất dinh dưỡng quan trọng cho trí nhớ và sức khỏe não bộ. Choline không chỉ là chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp các tế bào của cơ thể khỏe mạnh mà còn làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể. Theo các nghiên cứu, chế độ ăn giàu choline có thể hỗ trợ người lớn tuổi duy trì hoặc thậm chí cải thiện chức năng nhận thức và giảm nguy cơ suy giảm nhận thức.
2. Người bị mỡ máu cao ăn tôm được không?
Tôm chứa 189mg cholesterol, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Hướng dẫn về dinh dưỡng khuyên nên tiêu thụ ít cholesterol nhất có thể. Tuy nhiên, một thực đơn lành mạnh đối với người bình thường chỉ cần khoảng 100 - 300mg cholesterol mỗi ngày.
Mỡ máu cao liên quan đến sự tăng nồng độ cholesterol trong cơ thể. Trong khi, tôm cũng như nhiều loại hải sản khác, rất giàu cholesterol, cứ 100g tôm nấu chín có thể cung cấp đến 189 mg cholesterol, tương đương ½ lượng cholesterol mà các chuyên gia khuyến cáo trong ngày. Vì vậy, rất nhiều người có suy nghĩ ăn nhiều tôm sẽ làm nặng thêm tình trạng mỡ máu cao và băn khoăn “Bị bệnh mỡ máu có ăn được tôm không”.
Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng tôm trong bữa ăn hàng ngày không những không gây rối loạn cân bằng cholesterol trong cơ thể mà còn làm tăng nồng độ HDL cholesterol và giảm LDL cholesterol. Nhờ vậy, nếu bạn tiêu thụ một lượng tôm vừa phải theo mức quy định sẽ không lo ảnh hưởng đến tình trạng bệnh mỡ máu hay sức khỏe tim mạch. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể ăn tôm khi bị bệnh mỡ máu nhưng với lượng vừa đủ như khuyến cáo thôi nhé.
Bạn có thể tham khảo bài viết: Người bị mỡ máu có ăn trứng được không
Tin tức liên quan
Người bị mỡ máu có mức cholesterol cao, đặc biệt là cholesterol LDL (cholesterol "...
Đột quỵ nhẹ có nhiều thể khác nhau, trong đó phổ biến nhất là thiếu máu não thoáng...
Bạn có biết huyết áp cao có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng không? Hãy cù...
Đột quỵ là vấn đề sức khỏe khẩn cấp, cần điều trị y tế kịp thời. Tuy nhiên, việc s...
Người bệnh sau cơn đột quỵ thường gặp phải các di chứng, ảnh hưởng lớn đến cuộc số...
Rượu tỏi đen là loại thực phẩm được mệnh danh là thần dược, bởi những tác dụng thầ...
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị cắt, giảm đột ...
Đột quỵ ở người già là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đột quỵ có thể gây ra nhi...
Theo thống kê của Hội Đột quỵ Thế giới, năm 2022 có đến hơn 16% người bị đột quỵ t...
Nattokinase là enzym được chiết xuất từ Natto (là loại đậu tương một món ăn có tro...