-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Giải đáp câu hỏi: Tầm soát đột quỵ ở đâu tốt nhất?
Thursday,
25/01/2024
Đăng bởi: Nichiei Asia
Đột quỵ là “sát thủ thầm lặng” âm thầm có thể cướp đi tính mạng của con người bất cứ lúc nào. Do đó, tầm soát đột quỵ định kỳ là việc quan trọng mỗi người cần làm để bảo vệ tính mạng và giảm di chứng do đột quỵ gây ra. Vậy tầm soát đột quỵ ở đâu tốt nhất? Cùng NICHIEI ASIA tìm hiểu ngay nhé!
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm đột ngột. Tình trạng này khiến não bị tổn thương, các tế nào não chết hàng loạt trong thời gian ngắn do thiếu oxy và dinh dưỡng.
Có 2 nhóm đột quỵ chính là đột quỵ do thiếu máu cục bộ (tình trạng tắc nghẽn trong động mạch) và đột quỵ do xuất huyết não (vỡ mạch máu não làm chảy máu vào nhu mô não, khoang dưới nhện hay não thất).
Đột quỵ có thể gây nên nhiều biến chứng nặng nề như liệt, lú lẫn, trầm cảm, mất trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, bệnh lý huyết khối tắc mạch, nhiễm trùng tiết niệu, suy kiệt, mất khối cơ,… Nếu không can thiệp kịp thời, người bị đột quỵ còn có thể bị tàn phế hay thậm chí là tử vong.
Tại sao bạn nên tầm soát đột quỵ?
Mặc dù có những dấu hiệu nhận biết sớm, tuy nhiên một số trường hợp, không có bất kỳ dấu hiệu nào trước khi xảy ra đột quỵ. Nếu sớm lo lắng về cơ thể có khả năng bị đột quỵ, nên tầm soát đột quỵ để kịp thời điều trị và biết trước các dấu hiệu giúp tránh nguy cơ đột quỵ.
Những bệnh nhân có các đặc điểm sau đây thì nên chủ động tầm soát đột quỵ:
- Bệnh nhân trước đây đã từng bị đột quỵ
- Có các bệnh huyết áp cao, tiểu đường
- Mắc các bệnh tim mạch: hẹp động mạch cảnh,bệnh van tim, bị rung nhĩ,rối loạn dễ chảy máu,bệnh suy tim..
- Rối loạn Lipid máu, tăng Cholesterol
- Hút thuốc lá, sử dụng thuốc phiện hoặc cocain, ít vận động, uống nhiều rượu bia…
Ở người trẻ khi đột quỵ thường là do huyết áp tăng gây vỡ phình mạch máu não dẫn đến tử vong, đây là trường hợp thường không có dấu hiệu nào báo trước khi mạch máu bị vỡ. Theo số liệu thống kê hiện nay thì trong số những bệnh nhân đột quỵ có đến 80% không có bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu báo trước nào. Những trường hợp này thường sẽ dẫn đến xuất huyết tràn trong não và gây tử vong rất nhanh
Đối tượng nào nên tầm soát đột quỵ?
Tai biến mạch máu não đang ngày càng trẻ hóa, bất kỳ ai cũng có nguy cơ đột quỵ. Do đó tất cả mọi đối tượng đều nên chủ động tầm soát đột quỵ, tuy nhiên những người trên 55 tuổi có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ và người trên 45 có 2 yếu tố nguy cơ là những người thuộc nhóm có khả năng cao, nên chủ động tầm soát đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ đột quỵ gồm:
- Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ hoặc từng bị đột quỵ.
- Mắc các bệnh lý như các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA), đái tháo đường, đau nửa đầu Migraine, bệnh lý tim mạch, hẹp động mạch cảnh, bệnh động mạch ngoại vi, chứng ngưng thở khi ngủ,…
- Cao huyết áp.
- Thừa cân, béo phì, hàm lượng cholesterol cao.
- Sử dụng viên uống tránh thai.
- Sử dụng hormone sau mãn kinh.
- Ít vận động, luyện tập thể dục thể thao.
- Có lối sống kém lành mạnh, thường xuyên uống rượu bia hoặc các chất có cồn, hay hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
Vậy tầm soát đột quỵ ở đâu tốt nhất?
Với gói tầm soát nguy cơ đột quỵ, người bệnh sẽ được đánh giá toàn diện, xác định mức độ nguy cơ đột quỵ để chủ động phòng ngừa, có kế hoạch điều trị, từ đó kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính nhằm hạn chế khả năng xảy ra đột quỵ.
Để bắt đầu quá trình tầm soát đột quỵ, các bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố nguy cơ của bản thân (tiền sử gia đình, thói quen, những bất thường khác về sức khỏe như thừa cân, tăng huyết áp…).
Sau đó, người bệnh sẽ được thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để thực hiện tầm soát đột quỵ bao gồm: điện tâm đồ, siêu âm mạch cảnh, siêu âm tim, các xét nghiệm mỡ máu, đường trong máu, định lượng CRP, đo nồng độ creatinin máu, chức năng gan, thận…
Trong nhiều trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định chụp MRI mạch cảnh có chất cản từ hoặc chụp CT mạch cảnh có cản quang.
Người bệnh đột quỵ được can thiệp trong khoảng thời gian vàng, nhiều trường hợp hồi phục thần kỳ và bảo toàn được các chức năng ngôn ngữ, vận động sau điều trị.
Danh sách một số bệnh viện tầm soát đột quỵ tại TP.HCM (đầy đủ 4 kỹ thuật điều trị nội khoa tích cực, thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp mạch máu, phẫu thuật não):
1. Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
2. Bệnh viện Nhân dân 115
3. Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
4. Bệnh viện Chợ Rẫy
5. Bệnh viện Thống Nhất
6. Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Xem thêm: Cùng Nichiei Asia tìm hiểu thêm Chí Phí tầm soát đột quỵ là bao nhiêu ngay nhé!
Tầm soát đột quỵ mang lại những lợi ích gì?
Tại Việt Nam, đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tuy nhiên, hầu hết tình trạng đột quỵ đều diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng cảnh báo nên người bệnh không hề hay biết. Đột quỵ khiến lượng máu cung cấp cho não bị gián đoạn, tắc nghẽn hoặc giảm đột ngột gây ra tổn thương não, chết tế bào não do thiếu oxy và dinh dưỡng. Người bị đột quỵ phải đối mặt với nguy cơ tử vong hoặc bị di chứng nặng nề như liệt, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, mất trí nhớ,…
Theo các chuyên gia, phòng ngừa đột quỵ quan trọng hơn rất nhiều việc điều trị bệnh. Bởi ngay cả khi điều trị tốt, người bệnh có thể giữ mạng sống nhưng những di chứng sẽ theo họ suốt đời, khả năng hồi phục chỉ 50%. Ngược lại, nếu kiểm soát tốt, nguy cơ xảy ra đột quỵ sẽ giảm đi rất nhiều. Do đó, cần thay đổi nhận thức của người dân về tầm soát đột quỵ từ sớm.
Tầm soát đột quỵ là cách phòng ngừa hữu hiệu nhất để tránh nguy cơ đột quỵ và các biến chứng nặng nề. Thông qua kết quả tầm soát đột quỵ, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp kiểm soát chặt chẽ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Đồng thời, đây cũng là cách tối ưu giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường, nhờ đó hạn chế thấp nhất rủi ro đột quỵ có thể xảy ra.
Bạn tham khảo thêm chủ đề: Chi phí tầm soát đột quỵ là bao nhiêu?
Bài viết này, Nichiei Asia đã cũng cấp cho bạn những thông tin về tầm soát đột quỵ và gợi ý những trung tâm uy tín để bạn có thể thực hiện cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Hy vọng rằng, những thông tin này mang bạn cho bạn những kiến thức bổ ích về việc cần phải tầm soát đột quỵ để phòng ngừa những các trường hợp không mong muốn về sức khỏe!
Tin tức liên quan
Người bị mỡ máu có mức cholesterol cao, đặc biệt là cholesterol LDL (cholesterol "...
Đột quỵ nhẹ có nhiều thể khác nhau, trong đó phổ biến nhất là thiếu máu não thoáng...
Bạn có biết huyết áp cao có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng không? Hãy cù...
Đột quỵ là vấn đề sức khỏe khẩn cấp, cần điều trị y tế kịp thời. Tuy nhiên, việc s...
Người bệnh sau cơn đột quỵ thường gặp phải các di chứng, ảnh hưởng lớn đến cuộc số...
Rượu tỏi đen là loại thực phẩm được mệnh danh là thần dược, bởi những tác dụng thầ...
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị cắt, giảm đột ...
Đột quỵ ở người già là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đột quỵ có thể gây ra nhi...
Theo thống kê của Hội Đột quỵ Thế giới, năm 2022 có đến hơn 16% người bị đột quỵ t...
Nattokinase là enzym được chiết xuất từ Natto (là loại đậu tương một món ăn có tro...