Cấu tạo của khớp là gì? Tại sao sụn khớp bị bào mòn lão hóa?

Cấu tạo của khớp là gì? Tại sao sụn khớp bị bào mòn lão hóa?
Wednesday,
01/06/2022
Đăng bởi: Nichiei Asia

Dưới vỏ bọc của cơ thể con người là một thế giới phức tạp của cấu trúc và chức năng, trong đó, khớp đóng vai trò không thể phủ nhận. Nhưng liệu bạn đã bao giờ tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo của chúng? Điều gì xảy ra khi sụn khớp bắt đầu phai mòn và lão hóa? Hãy khám phá cùng Nichiei Asia nhé!

Cấu tạo của khớp là gì?

Theo giải phẫu bình thường, khớp là vị trí nối tiếp giữa hai đầu xương liền kề nhau. Tùy theo vị trí mà mỗi khớp có tên gọi khác nhau nhưng hầu hết các khớp trong cơ thể sẽ được cấu tạo bởi các thành phần sau:

Sụn khớp: lớp mô bao lấy đầu xương, nhiệm vụ chính là ngăn các xương tiếp xúc, ma sát trực tiếp với nhau, giúp khớp vận động dễ dàng.

Xương dưới sụn: đây là xương có liên kết chặt chẽ với sụn khớp, có vị trí ở ngay phía dưới của sụn khớp.

Dịch khớp: chất lỏng nằm trong khớp với độ nhớt cao. Dịch khớp đóng vai trò như một chất bôi trơn, giúp khớp hoạt động dễ dàng. Bên cạnh đó đây còn là nơi cung cấp các dưỡng chất cho các cấu trúc bên trong khớp.

Hệ thống dây chằng: được xem như những sợi dây co giãn, liên kết các xương với nhau thành một khối thống nhất và giữ cho các khớp vững chắc hơn.

Bao khớp (được lót bởi lớp màng hoạt dịch): đây là lớp màng bao bọc xung quanh của khớp.

Nichiei Asia

Sụn khớp là gì?

Sụn khớp: là một thành phần quan trọng cấu tạo nên các khớp xương, có bản chất là một lớp mô trong suốt, vừa cứng, vừa dẻo dai và có độ đàn hồi tốt. Sụn khớp được cấu tạo từ 2 thành phần chính:

Tế bào sụn: sản xuất một lượng lớn các chất căn bản, chiếm dưới 10% trọng lượng của mô sụn.

Chất căn bản: đây là thành phần chính giúp sụn khớp thực hiện các chức năng của mình. Các chất căn bản gồm có Collagen và Proteoglycan (chủ yếu là Aggrecan) có khả năng chịu được sức nặng và áp lực.

Sụn khớp có tác dụng gì?

Vai trò của sụn khớp rất quan trọng trong quá trình vận động của các khớp xương. Sụn khớp là nơi tiếp giáp giữa 2 xương với nhau, vì vậy nó có tác dụng như lớp đệm bảo vệ, vừa giúp giảm chấn động, vừa hạn chế sự cọ xát trực tiếp giữa hai đầu xương khi khớp hoạt động.

Tuy giữ vai trò quan trọng trong hệ vận động của cơ thể, nhưng cấu tạo của sụn khớp lại không có mạch máu nuôi dưỡng hay dây thần kinh trực tiếp chi phối. Sụn khớp hoàn toàn không được cung cấp dưỡng chất trực tiếp mà hoạt động chủ yếu là nhờ chất dinh dưỡng thẩm thấu qua các cấu trúc khác trong hệ thống khớp như: các xương dưới sụn, dịch khớp, màng hoạt dịch...

Do vậy, sụn khớp là cấu trúc rất dễ bị bào mòn, thoái hóa theo thời gian một cách âm thầm, không có dấu hiệu cảnh báo cụ thể.

Nichiei Asia

Vì sao sụn khớp lại bị phai mòn và lão hóa dần đi?

  • Sụn khớp thường xuyên phải chịu áp lực từ các hoạt động của cơ thể nhưng đôi khi lại được nuôi dưỡng không đủ, đây là tiền đề làm bào mòn sụn khớp theo thời gian (thoái hóa). Các yếu tố làm thoái hóa sụn khớp bao gồm:
  • Các tế bào sụn khớp khi bị quá tải áp lực sẽ giải phóng ra các enzyme và tự phá hủy những chất căn bản của sụn khớp.
  • Các sợi collagen bên trong sụn khớp không được cung cấp đủ dinh dưỡng, lâu dần sẽ bị đứt gãy hoặc tạo ra các cấu trúc sắp xếp lộn xộn. Hậu quả là sự dẻo dai, đàn hồi của sụn khớp suy giảm và thoái hóa dần.
  • Sụn khớp trong quá trình bị bào mòn sẽ hình thành các mảnh vỡ. Các mảnh này sẽ nằm lại bên trong dịch khớp, lúc này cơ thể sẽ xem chúng như những vật thể lạ và kích hoạt phản ứng viêm xảy ra. Quá trình viêm sẽ vô tình làm tăng sự phá hủy sụn khớp và các cấu trúc khác xung quanh.
  • Hậu quả của việc sụn khớp bị bào mòn đó là bệnh lý thoái hóa khớp, khiến bệnh nhân sẽ gặp nhiều biểu hiện khó chịu như: đau khớp, sưng khớp, đỏ khớp, cứng khớp và hạn chế vận động ở khớp.

Các phương thức điều trị thoái hóa sụn khớp như thế nào?

Khi sụn khớp bị thoái hóa, một số phương pháp điều trị được áp dụng nhưng hiệu quả đôi khi không cao:

  • Bổ sung collagen với các sản phẩm hỗ trợ. Tuy nhiên nhu cầu của cơ thể là rất nhiều, vì vậy việc bổ sung collagen bằng các sản phẩm bên ngoài thường không mang lại hiệu quả tích cực đối với sự thoái hóa sụn khớp.
  • Bổ sung tiểu cầu, sử dụng thuốc ức chế enzyme phá hủy sụn khớp, tiêm dịch khớp, hút dịch khớp... đây chỉ là các biện pháp tạm thời, đôi khi việc tiêm liên tục vào khớp lại ảnh hưởng đến hệ thống cơ, dây chằng và làm bệnh trở nên nặng hơn.
  • Sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc giãn cơ để điều trị triệu chứng viêm đau khớp do sụn khớp bị thoái hóa gây ra.
  • Phẫu thuật thay sụn khớp hoặc cắt bỏ sụn khớp.

Cách phòng ngừa thoái hóa sụn khớp

Thoái hóa khớp hay sụn khớp bị bào mòn theo thời gian là tình trạng gần như không thể tránh khỏi. Tuy vậy, bệnh nhân (nhất là đối tượng sau 40 tuổi) vẫn có thể sử dụng các biện pháp nhằm làm chậm quá trình thoái hóa thông qua chế độ sinh hoạt, tập luyện hợp lý, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và tốt cho sụn khớp như sau:

  • Trong quá trình hoạt động hằng ngày cần tránh các tư thế không phù hợp hay các động tác quá mạnh và đột ngột. Tránh các động tác như ngồi xổm, gập gối lâu, ít vận động.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên và hợp lý, phù hợp với từng cá nhân.
  • Duy trì cân nặng vừa phải, tránh để tăng cân béo phì, vô tình làm gia tăng áp lực lên các khớp xương.
  • Chế độ dinh dưỡng cần chú ý cung cấp những dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng sụn khớp và xương dưới sụn, giúp cân bằng lại quá trình hủy hoại và tái tạo của các tế bào sụn, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp.

Nichiei Asia

Bên cạnh đó, Nichiei Asia giới thiệu cho mọi người tham khảo Sụn vi cá mập cao cấp Nano Premium 150 tại đây.

Xem thêm bài viết: Biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout

Bài viết này, Nichiei Asia đã cung cấp giải thích cấu tạo khớp gồm có những gì và trình bày được quá trình lão hóa cũng sụn và khớp. Qua đó, chung tôi hy vọng bạn đã xây dựng lộ trình cụ thể đề nâng cao sức khỏe của mình và người thân, đặc biệt về sụn khớp.

Tin tức liên quan

4 Lợi ích to lớn của DHA đối với sự phát triển toàn diện ở trẻ em
27/06/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Vai trò quan trọng của DHA đối với sự phát triển trí não, thị lực, tim mạch và giấ...

BCCA là gì? tác dụng với sự tăng trưởng của trẻ
19/06/2024   Đăng bởi: NICHIEIASIA

  BCAA là gì và tại sao chúng lại quan trọng cho sự phát triển của trẻ? Hãy c...

Dấu hiệu đau xương khớp và cảnh báo những bệnh nguy hiểm
13/10/2023   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đau xương khớp là căn bệnh tương đối phổ biến, hay xuất hiện ở lứa tuổi trung niên...

Những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người già
10/10/2023   Đăng bởi: Nichiei Asia

Tại Việt Nam có hơn 60% người lớn tuổi bị chứng đau nhức xương khớp mãn tính, khả ...

6 Bài tập Yoga Trị Liệu Xương Khớp Hiệu Quả
10/10/2023   Đăng bởi: Nichiei Asia

Các bài tập yoga đem lại nhiều lợi ích đối với xương khớp như cải thiện sự dẻo dai...

Các loại thuốc đau xương khớp của nhật tốt nhất hiện nay
05/10/2023   Đăng bởi: Nichiei Asia

Các bệnh về xương khớp hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều, kèm với các biến chứng ...

Cách giảm đau xương khớp nhanh nhất không cần dùng thuốc
05/10/2023   Đăng bởi: Nichiei Asia

Ngoài những phương pháp chữa đau khớp theo y học hiện đại, người bệnh có thể làm g...

Cách bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp tốt nhất
04/10/2023   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đau nhức xương khớp là căn bệnh mà nhiều người mắc phải, đặc biệt là đối với những...

Những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp
30/09/2023   Đăng bởi: Nichiei Asia

Theo nghiên cứu cho biết, có hơn 80% người trên 65 tuổi bị bệnh xương khớp. Người ...

Sụn Cá Mập Có Tốt Không? Vi Cá Mập Nhật Bản
25/09/2023   Đăng bởi: Nichiei Asia

Sụn cá mập hay thường được gọi là sụn vi cá mập được biết đến với khá nhiều tác dụ...

hotline 094.394.0989 hotline 1900299988
popup

Số lượng:

Tổng tiền: